Sai khớp cắn là một thuật ngữ chuyên ngành trong nha khoa. Nghe có vẻ rất khó hiểu nhưng thực chất đó là những trường hợp “răng xấu” điển hình mà bạn vẫn thường gặp. Vậy sai lệch khớp cắn là gì? Có mấy loại? Tác hại của sai khớp cắn nguy hiểm như thế nào? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu thông tin và cách điều trị phù hợp nhất trong bài viết dưới đây.
Nội dung chính
I – Tìm hiểu chung về sai lệch khớp cắn
1. Sai khớp cắn là gì? Hình ảnh lệch khớp cắn
Sai khớp cắn là một dạng lệch lạc của răng và khớp cắn. Khi ngậm miệng lại, bạn sẽ thấy hai hàm không khít nhau, ăn uống, nói chuyện rất khó khăn. Bạn có thể tham khảo những hình ảnh lệch khớp cắn minh họa dưới đây:
Hình ảnh các dạng sai khớp cắn phổ biến.
Hàm cắn chuẩn lý tưởng nhất là hàm răng nằm gọn trong miệng và không có bất kỳ dấu hiệu thưa, chen chúc, hô, móm, răng bị xoay,…
Răng hàm trên của bạn phải chờm lên răng hàm trên khoảng 1-2 mm sao cho các đường gờ răng nhọn của hàm trên khớp với các rãnh răng của hàm dưới.
Nguyên nhân chủ yếu gây ra lệch khớp cắn đó là gen di truyền (chiếm đến 70%). Khi gia đình có ông bà, bố mẹ, anh chị em, cô dì, chú bác bị khớp cắn lệch thì khả năng cao thế hệ tiếp theo cũng sẽ bị.
Nguyên nhân sai khớp cắn có thể do các tật xấu từ nhỏ.
Ngoài ra, sai khớp cắn đó có thể do một số nguyên nhân chủ quan, khách quan như sau:
- Thói quen mút thay, cắn móng tay khiến khớp cắn hở, răng thưa, khấp khểnh, răng hô.
- Sử dụng núm ti giả sau 3 tuổi khi trẻ đã mọc những chiếc răng sữa đầu tiên.
- Có thói quen bú bình trong thời gian dài
- Chấn thương dẫn đến xô lệch hàm.
- Hàm quá quá nhưng kích thước răng lớn khiến răng chen chúc.
- Có khối u trong miệng hoặc hàm.
- Mất, thiếu răng bẩm sinh hoặc mất răng do bệnh lý, chấn thương khiến các răng bên cạnh bị xô lệch.
- Ngạt mũi, thói quen thở bằng miệng khi ngủ.
2. Sai khớp cắn loại 1, 2, 3 khác nhau như thế nào?
Edward Angle, người được coi là cha đẻ của chỉnh nha hiện đại, đã phân loại các dạng sai khớp cắn dựa vào răng hàm tiêu chuẩn (maxillary first molar) hay còn gọi là răng số 6, răng vĩnh viễn đầu tiên để làm mốc, vì răng này luôn cố định và không ảnh hưởng bởi sau quá trình thay răng.
✦ Sai khớp cắn loại 1:
Số người mắc sai khớp cắn loại 1 hay còn gọi là khớp cắn đối đầu chiếm tỉ lệ lớn nhất, khoảng 60%. Đây là loại khớp cắn vẫn nằm thẳng hàng với hộp sọ của con người, răng trên chồng lên răng dưới nhưng sự chen chúc, lệch lạc nhẹ.
Hình ảnh sai khớp cắn loại 1.
Các trường hợp răng khấp khểnh đều thuộc sai khớp cắn loại 1.
Theo Angle, tương quan giữa răng số 6 hàm trên và răng số 6 hàm dưới đối xứng nhau nhưng các răng cửa, răng nanh có sự chen chúc, xô lệch, xoay nghiêng,..Khớp cắn chéo cũng là một trường hợp sai khớp cắn loại 1.
✦ Sai khớp cắn loại 2:
Loại khớp cắn lệch này chiếm tỉ lệ 32%. Sai khớp cắn loại 2 là răng số 6 hàm trên sẽ nằm trên một nửa so với răng số 6 hàm dưới.
Ảnh minh họa sai khớp cắn loại 2.
Ở sai khớp cắn loại 2 được chia thành 2 dạng:
- Dạng 1: Các răng nanh và răng cửa thường nghiêng hoặc hô vẩu ra phía trước.
Răng hô, vẩu thuộc sai khớp cắn loại 2.
- Dạng 2: Các răng nanh và răng cửa chồng hàm trên chồng lên đáng kể so với hàm dưới (hay còn gọi là khớp cắn sâu).
Khớp cắn sâu cũng là dạng sai khớp cắn loại 2
✦ Sai khớp cắn loại 3
Đây là mức độ nặng nhất của hàm răng, chỉ chiếm 8% trong số người bị sai khớp cắn. Khớp cắn loại 3 là răng số 6 hàm dưới trên sẽ bị thụt vào trong so với răng số 6 hàm dưới và chạm đến 1/2 răng số 7.
Răng móm là dạng sai khớp cắn loại 3.
II – Lệch khớp cắn có sao không? Tác hại của lệch khớp cắn
Tác hại của sai khớp cắn vô cùng nghiêm trọng, không chỉ ảnh hưởng đến thẩm mỹ mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của người bệnh.
- Lệch khớp cắn ảnh hưởng đến thẩm mỹ
Sai khớp cắn là những trường hợp răng xấu, tất nhiên, tác hại đầu tiên phải nhắc tới đó là gây mất thẩm mỹ cho khuôn mặt.
Chỉ những người răng xấu mới hiểu cảm giác này. Họ không thể tự tin giao tiếp, cười đùa bởi hàm răng xấu khiến họ luôn phải dấu nhẹm vào trong.
Sai khớp cắn có thể làm biến dạng gương mặt. (Ảnh nhân vật lột xác sau khi điều trị sai khớp cắn)
Sai lệch khớp cắn như khớp cắn cở, khớp cắn ngược, khớp cắn chéo,… khi càng lớn sẽ trở nên trầm trọng hơn theo quá trình ăn nhai hằng ngày có thể làm biến dạng gương mặt.
- Ăn uống bất tiện
Lệch khớp cắn ở răng cửa khiến bạn rất khó để xé thức ăn và quá trình nhai không được nhuyễn nát. Đa số những người bị sai khớp cắn thường nhai đồ ăn không kỹ rồi nuốt chửng dễ mắc bệnh đau dạ dày.
- Dễ mắc các bệnh lý răng miệng
Răng khấp khểnh, chen chúc sẽ tạo ra các kẽ hở khiến thức ăn dễ bị mắc kẹt lại rất khó để vệ sinh. Lâu ngày lớp thức ăn này sẽ thối rữa, kết hợp với vi khuẩn răng miệng gây hôi miệng và hàng loạt các bệnh lý khác như: sâu răng, viêm nướu, chảy máu chân răng,… nặng nhất là hỏng răng.
- Khó khăn trong phát âm
Bệnh nhân bị sai lệch khớp cắn rất khó để phát âm chuẩn những âm l, n, s, x,… nhất là ảnh hưởng đến việc học tiếng anh có những âm tiết đặc biệt.
- Ảnh hưởng đến khớp thái dương
Hàm răng có quan hệ mật thiết với khớp thái dương hàm. Khi hàm răng bị lệch lạc trong quá trình ăn nhai sẽ làm khớp thái dương bị chệch ra ngoài, bệnh nhân có thể bị đau đớn, nghe thấy tiếng lục cục, hay mỏi cơ hàm, đau đầu, thậm chí co cứng hàm.
Sai lệch khớp cắn có thể ảnh hưởng đến khớp thái dương.
III – Cách điều trị sai khớp cắn với từng trường hợp
Nhiều người cho răng niềng răng sai khớp cắn là phương pháp điều trị tốt nhất với những hàm răng xấu. Tuy nhiên, sai lệch khớp cắn có nhiều dạng khác nhau, không phải trường hợp nào cũng có thể áp dụng niềng răng chỉnh nha, cụ thể như sau:
1. Niềng răng sai khớp cắn
Niềng răng/ chỉnh nha là một phổ biến để điều chỉnh răng bằng hệ thống các khí cụ nha khoa để gắn lên răng và nướu giúp kéo các răng lệch lạc về đúng vị trí.
Phương pháp này tuy có thể bảo tồn được răng gốc nguyên vẹn nhưng mất thời gian khá lâu, khoảng từ 1-3 năm tùy vào từng trường hợp.
Trong thời gian răng mới dịch chuyển, bệnh nhân có thể cảm thấy hơi đau nhức nhưng chúng cũng không quá nghiêm trọng như nhiều người vẫn tưởng tượng.
Sau khi chỉnh nha xong, bạn có thể giảm được nguy cơ sâu răng, cải thiện khớp cắn và khớp thái dương, giúp ăn nhai và vệ sinh tốt hơn, đặc biệt khiến hàm răng đều đẹp hơn nhiều lần.
- Trường hợp áp dụng: răng khấp khểnh, hô, móm, răng thưa, khớp cắn ngược, khớp cắn sâu,…do răng gây ra.
- Kết quả:
Cải thiện sai khớp cắn bằng phương pháp niềng răng.
>>> Xem thêm VIDEO các ca niềng răng sai khớp cắn của khách hàng tại nha khoa Paris <<<
- Chi phí: Điều trị sai khớp cắn bằng phương pháp niềng răng có mức chi phí dao động từ 30.000.000 – 130.000.000 đồng tùy từng loại mắc cài và mức độ sai lệch.
2. Phẫu thuật lệch khớp cắn
Phẫu thuật lệch khớp cắn là phương pháp phẫu thuật tác động đến xương hàm để giúp răng dịch chuyển về đúng vị trí.
Bệnh nhân sẽ được mở nướu và xương hàm, đối với khớp cắn hở hoặc hô hàm, bác sĩ sẽ cắt dời xương để đẩy lùi về phía sau, kết hợp điều chỉnh sao cho chuẩn khớp cắn nhất.
Với hàm móm, bệnh nhân có thể được nối ghép xương giúp hàm răng trở về đúng vị trí mong muốn. Trong trường hợp sai khớp cắn do cả xương và răng, bệnh nhân sẽ được tư vấn lựa chọn phẫu thuật hàm kết hợp với niềng răng.
- Trường hợp áp dụng: Các trường hợp, khớp cắn hở, hô, móm do hàm thì niềng răng không cải thiện được nhiều, bắt buộc bạn phải lựa chọn phương pháp phẫu thuật hàm.
- Kết quả phẫu thuật lệch khớp cắn:
Khách hàng sai khớp cắn hạng 3 được cải thiện rõ rệt sau khi phẫu thuật.
>>> VIDEO Sự thay đổi của khách hàng sau khi phẫu thuật lệch khớp cắn tại Paris <<<
- Phẫu thuật lệch khớp cắn bao nhiêu tiền: Đây là phương pháp chữa lệch khớp cắn nhanh chóng nhất, tuy nhiên cần đòi hỏi bác sĩ tay nghề cao và chi phí tương đối “chát” với nhiều người. Chi phí dao động từ 70.000.000 – 150.000.000 đồng.
Như vậy, so sánh hai phương pháp trên thì niềng răng sai khớp cắn là cách chữa lệch khớp cắn an toàn, hiệu quả và tiết kiệm hơn hẳn. Nếu bạn đang tìm hiểu phương pháp điều trị lệch khớp cắn tốt nhất cho mình, hãy liên hệ với số hotline 19006900 hoặc để lại bình luận phía dưới để đặt lịch hẹn với các chuyên gia niềng răng đầu ngành tại Việt Nam tư vấn miễn phí!