Niềng răng là giải pháp điều chỉnh lại hàm răng cho đều, chuẩn khớp cắn ở các trường hợp răng mọc lệch lạc, khấp khểnh, thưa, hô, móm,…. Nhờ hệ thống mắc cài hoặc khay niềng mà răng sẽ được di chuyển dần về vị trí mong muốn theo phác độ của bác sĩ. Vậy việc di chuyển này khi niềng răng có làm răng yếu đi không?
Nội dung chính
1, Niềng răng có làm răng yếu đi không?
Niềng răng là giải pháp chỉnh nha giúp khắc phục những răng mọc lệch lạc, hô, món, thưa… Được đều đẹp và chuẩn khớp cắn. Việc dịch chuyển giữa vị trí các răng khiến người bệnh lo lắng niềng răng có làm răng yếu đi không?
Trong quá trình niềng răng sẽ làm răng yếu đi
Thực tế, niềng răng không hề làm răng yếu đi mà còn giúp răng khỏe mạnh hơn bởi việc dịch chuyển răng giúp bạn có một hàm răng đều, chuẩn khớp cắn, tăng lực nhai giữa 2 khớp cắn. Điều này giúp răng độ bền, sức khỏe và tuổi thọ cho răng.
Về bản chất, niềng răng không hề làm răng yếu đi, và răng chỉ yếu đi khi:
➤ Răng bị yếu đi trong quá trình niềng răng:
Bởi răng yếu đi là nguyên lý hoạt động của niềng răng giúp răng dễ di chuyển về đúng vị trí cần chỉnh nha. Do đó, trong quá trình niềng, răng sẽ yếu hơn bình thường để hỗ trợ chỉnh nha.
➤ Răng yếu sau niềng bởi vì nguyên nhân bệnh lý:
- Trước khi niềng răng, nha sỹ chưa xử lý hết vấn đề bệnh lý sẽ khiến răng bị yếu, khi chịu lực kéo sẽ càng yếu hơn.
- Hơn nữa, trong quá trình niềng răng bệnh nhân chăm sóc răng miệng không tốt gây ra các bệnh lý làm răng yếu đi.
➤ Do kỹ thuật tay nghề bác sĩ:
Niềng răng sẽ làm răng yếu đi nếu kỹ thuật tay nghề bác sĩ kém
- Nha sĩ gắn mắc cài không chuẩn gây ra sự sai lệch về lực kéo và làm lệch sự di chuyển của răng.
- Nha sĩ dùng lực kéo không chuẩn hoặc kéo quá mạnh khiến răng bị tác động gây đau và ê buốt kéo dài. Nặng hơn có thể gây tiêu xương ổ chân răng, mất răng hoặc làm lệch khớp cắn gây ảnh hưởng về lâu dài.
- Lực kéo được điều chỉnh quá sớm khiến răng chưa kịp ổn định sẽ khiến hàm răng yếu đi.
- Bác sĩ không phát hiện những vấn đề của xương hàm sẽ lên phác đồ không phù hợp khiến răng bị yếu đi.
Như vậy, niềng răng có làm răng yếu đi không chủ yếu phụ thuộc vào kỹ thuật tay nghề của bác sĩ. Do đó, để đảm bảo sự an toàn và hiệu quả khi niềng răng, bạn nên chọn những phòng nha uy tín, chất lượng với tay nghề bác sĩ cao, công nghệ hiện đại để thực hiện.
2, Những nguy hại khi răng yếu đi trong quá trình niềng
➟ Chết tủy do niềng răng sai cách:
Nếu được thực hiện đúng kỹ thuật, răng sẽ được ổn định đến suốt đời. Nhưng nếu kỹ thuật nắn chỉnh của nha sỹ không chuẩn, nhẹ có thể khiến răng bị nghiên, không khít, hay bị mỏi, đau khớp hàm. Nặng hơn có thể gây tụt lợi, viêm chân răng, viêm tủy dẫn tới chết tủy và rụng răng sớm.
Nguy cơ mất răng cao nếu kỹ thuật niềng răng của bác sĩ kém
➟ Khiến mặt bị biến dạng:
Xương hàm có thể thay đổi khuôn mặt nên cần phải thận trong khi niềng răng. Nếu phác đồ điều trị của bác sĩ không phù hợp với xương hàm bệnh nhân có thể khiến khuôn mặt bị biến dạng sau khi niềng răng.
➟ Rụng răng sớm:
Nhiều người lo lắng niềng răng có làm răng yếu đi hay không? Theo các chuyên gia, điều này có thể xảy ra nếu như tay nghề bác sĩ thực hiện không chuẩn và có thể gây rụng răng sớm.
➟ Hàm biến dạng:
Đã có nhiều trường hợp niềng răng khiến cả hàm răng bị biến dạng và không thể khắc phục lại được. Nguyên nhân là do nha sỹ sử dụng chất liệu niềng kém chất lượng, rẻ tiền gây tác dụng không như mong muốn.
2, Kinh nghiệm niềng răng giúp răng ko bị yếu đi.
➪ Thứ nhất: Trước khi niềng răng:
+ Cần tìm địa chỉ nha khoa uy tín đề thực hiện niềng răng. Đây là yếu tố quan trọng nhất quyết định việc niềng răng có làm răng yếu đi không.
➪ Thứ 2: Trong quá trình niềng răng:
+ Trong quá trình niềng răng cần tuân thủ chỉ định điều trị của bác sĩ.
+ Không được ăn các thực phẩm dai, giòn và cứng vì nền răng và răng giai đoạn này đang yếu và dễ bị tác động từ bên ngoài.
+ Vệ sinh răng miệng sạch sẽ, khoa học theo chỉ dẫn của nha khoa
➪ Thứ 3: Sau quá trình niềng răng:
+ Tuân thủ chế độ đeo hàm duy trì sau khi tháo mắc cài bởi đây là yếu tố quan trọng quyết định mọi công sức của việc niềng răng trước đó.
+ Hạn chế đồ ăn cứng, dai để tránh tác động giúp hàm sớm ổn định
+ Tránh ăn thực phẩm quá cay nóng, lạnh, chứa nhiều chất kích thích như nước ngọt, rượu bia…
+ Vệ sinh răng miệng đúng cách, đánh răng ít nhất 2 lần mỗi ngày bằng bàn chải mền. Kết hợp với súc miệng nước muối và chỉ nha khoa để làm sạch vụn thức ăn còn mắc lại trên răng.
Hiện nay có rất nhiều phòng nha thực hiện niềng răng chỉnh nha. Niềng răng đòi hỏi sự kiên trì và tỉ mỉ của cả nha sỹ và bệnh nhân. Do đó, để tránh những rủi do và đảm bảo an toàn cho bản thân, bạn nên lựa chọn những địa chỉ nha khoa uy tín, chất lượng để niềng răng.
Niềng răng có làm răng yếu đi không sẽ được đảm bảo nếu như bạn thực hiện tại địa chỉ nha khoa uy tín, bác sĩ giàu kinh nghiệm và công nghệ hiện đại.
Nếu bạn còn lo lắng việc niềng răng có làm răng yếu đi không, hãy gửi thông tin tình trạng răng miệng của bạn cho bác sĩ theo form đăng ký dưới đây để được bác sĩ tư vấn cụ thể.